Kinh nghiệm hay
Các loại ấm tử sa Bát Tràng chuẩn nhất hiện nay
Ấm tử sa Bát Tràng là loại mà các bạn yêu mến trà đạo yêu thích. Nếu bạn mới bắt đầu chơi trà đạo nhất định phải tìm hiểu thử về ấm từ sa này nhé. Nên sử dụng dáng bình như thế nào? Cùng Siêu Thị Bát Tràng theo dõi bài viết Các loại ấm tử sa Bát Tràng chuẩn nhất hiện nay để tìm hiểu ngay nhé.
Phân loại ấm trà tử sa theo nguyên liệu đất
Ấm đất tử sa
Đây là loại ấm phổ biết nhất được làm từ đất tử sa có màu nâu tím, cũng là loại đất phổ biến nhất. Ở đây có một số bạn sẽ thấy hơi phân vân vì tử sa ở trên là từ chỉ chung cho các loại đất sét đặc biệt vùng Nghi Hưng, dưới phần này nó là chỉ một loại đất riêng nữa trong số các kiểu đất tử sa. Đúng là như thế. Tử sa chỉ loại đất màu nâu tím, tuy nhiên nó cũng là từ chỉ chung cho các loại đất khác ở Nghi Hưng nữa (có màu sắc khác).

Ấm đất hồng sa
Đất hồng sa có màu đỏ cam, khi nung lên có màu đỏ nâu do thành phần khoáng trong đất. Trong số các kiểu hồng sa, có loại đất quý có độ tuổi lâu đời nhưng hiện tại đã gần như bị khai thác hết, những ấm hồng sa màu sẫm thường là những ấm có giá trị quý và khó được tìm thấy nhất.

Xem thêm Ấm chén tử sa có gì đặc biệt? Có nên sử dụng ấm chén tử sa không?
Ấm đất lục sa
Đây là loại đất hiếm thấy, có khả năng chịu được nhiệt độ nung 1160 độ C. Đất này có kết cấu sắc màu không bền có thể hay được dùng để trộn với các loại đất khác tạo màu mới. Đây cũng là một trong các loại tử sa quý.

Ấm đất đoàn sa
Đất đoàn sa có màu vàng hoặc màu beige. Đây là loại đất hiếm. Có nhiệt độ nung từ 1175 đến 1180 độ C. Trong số các kiểu đoàn sa, Thạch Hoàng là loại đất có tiếng, khi nung sẽ cho ra màu “Quất Bì” vô cùng quan trọng.

Ấm đất chu sa
Ấm đất chu sa có màu đỏ. Không ít người nhầm lẫn giữa chu sa và hồng sa. Thành phần chủ yếu trong đất chu sa là canxi, nhôm, thạch anh và sắt. Ấm chu sa thường có kích thước nhỏ và năng lực lưu nhiệt ngắn.

Các dáng ấm tử sa phổ biến tại nước ta
Dáng ấm Tây Thi
Một trong những dáng ấm tử sa làm “say lòng” người yêu trà chính là dáng ấm Tây Thi. Có lẽ ngay từ tên gọi thôi đã làm chúng ta mường tượng đến vẻ đẹp của chiếc ấm tử sa này rồi. Bởi hai chữ “Tây Thi” là biểu tượng của vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Tây Thi là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc và vẻ đẹp của người con gái ấy đã là nguồn cảm hứng của bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật.
Chiếc ấm có thân tròn đầy tựa như vóc dáng duyên dáng của người con gái mang vẻ đẹp tuyệt trần, các đường nét của ấm tinh tế mềm mại. Quai ấm cong uyển chuyển xinh xắn, vòi ấm với độ dài vừa vặn chính là nơi tuôn trào dòng nước trà thanh ngọt. Điểm đặc biệt của dáng ấm Tây Thi là chiếc núm nắp ấm tròn trịa tựa “nhũ hoa” của người thiếu nữa. Chính vì vậy mà loại ấm này còn được gọi với những cái tên vô cùng thi vị là “ấm Tây Thi Nhũ”.

Dáng ấm Thạch Biều
Đây chính là một trong 60 dáng ấm tử sa mà những người đam mê trà đạo đều ao ước có được bởi chiếc ấm còn có giá trị khẳng định “đẳng cấp” chủ nhân có được nó trong giới trà đạo.
Chiếc ấm Thạch Biều được chế tác độc đáo với đặc điểm cấu trúc trên nhỏ dưới to tương tự như một chiếc kim tự tháp. Trọng điểm rủ xuống, cân đối và ổn định với tỉ lệ đối xứng hoàn hảo, miệng ấm ngắn hình thắng tạo nên lực rót mãnh liệt, chiếc quai gần giống hình tam giác. Tất cả các đường nét chi tiết được kết hợp lại bởi bàn tay tài hoa của nghệ nhân làm ấm khiến cho bao người phải say mê.

Xem thêm Âu sứ Đựng Cơm Bát Tràng Vẽ Phượng – Men Lam Cổ
Ấm Thủy Bình
Ấm nỗi lênh đênh trên mặt nước mà không bị nghiêng ngã, đó là lí do vì sao người ta đặt tên ấm là Thủy Bình. Ấm thủy bình được coi như tiêu biểu nhất của ngày xưa phải nhắc đến ấm Thủy bình của mạnh Thần.
Ấm có dáng nhỏ, thường dùng cho độc ẩm hoặc quần ẩm là trọng điểm. Nhưng hiện nay, sự đa dạng hóa về nhu cầu người sử dụng cho có thể những chiếc ấm thủy bình cỡ lớn (quần ẩm) được chế tác đáp ứng nhu cầu người sử dụng, vẫn đảm bảo các công năng vốn có của ấm.
Ấm Văn Đán
Dòng ấm này thuộc dạng hay bị nhầm giữa ấm Tây Thi và Văn Đán. Ấm Văn Đán được sáng tác vào cuối đời Minh đầu đời Thanh, hình dáng gần giống ấm “Tây Thi”. Văn Đán trọng vẻ classic mộc mạc. Đấy là đặc điểm thẩm mĩ nghệ thuật tương đối được chú trọng đương thời. Văn Đán được giải theo nghĩa là: ” Văn” chỉ sự dịu dàng nho nhã, vẻ ngoài tư thái ung dung.”Đán” là chỉ nữ diễn viên trong hài kịch bấy giờ. Ấm Văn đán được coi như danh ấm và có bài thơ tụng rằng:
Hà tất Phượng Hoàng khuyếch ngự danh
Hoản nữ từ tiền lạc nhật trần,
Tùng Trúc Mai dĩ khai tam kính.
Hoa lạc điểu đề thủy tự lưu.
Hiện nay, ấm Văn đán,Tây Thi,quý phi biến hóa đa dạng, tùy vào phong cách của thợ gốm mà thành, cao thấp phì ốm, muôn màu muôn vẻ.khiến việc gọi tên. Có khi cũng có sự nhầm lẫn, tuy nhiên,vẫn còn giữ dc hình thể nguyên thủy của ấm Văn Đán. Văn nhân đời thanh Ngô Mai Đỉnh khen ấm văn đán rằng: Về mô phỏng hình tượng, nhã nhặn tựa vai mĩ nhân,cốt cách cao tựa Tây Tử (Tây Thi nhũ ).
Trên đây là các loại ấm tử sa phổ biến tại Việt Nam. Nếu như trong quá trình xem bài viết có bất cứ thắc mắc nào thì đừng ngại để lại phía bên dưới bài viết một comment để cùng mình giải đáp nhé!
Hồng Quyên – Tổng hợp
Tham khảo (hangtra.com, huuduyentra.com,… )